Rối Loạn Khớp Thái Dương Hàm Và Những Điều Cần Biết?

Rối Loạn Khớp Thái Dương Hàm Và Những Điều Cần Biết?

Mục lục

rối loạn khớp thái dương hàm

I. Rối loạn khớp thái dương hàm là gì?

 

Rối loạn khớp thái dương hàm là một tình trạng ảnh hưởng đến khớp nối giữa xương hàm dưới và xương sọ. Khớp này cho phép chúng ta thực hiện các hoạt động như nhai, nói và ngáp. Khi khớp thái dương hàm bị tổn thương hoặc không hoạt động đúng cách, sẽ gây ra nhiều triệu chứng khó chịu.

Tình trạng này xảy ra khi các cơ và hàm trên mặt có vấn đề gây đau có chu kỳ, co thắt cơ, mất cân bằng khớp nối giữa xương hàm với xương sọ. Thông thường, các triệu chứng của viêm khớp thái dương hàm khá khó để nhận biết. Vì nó hay bị nhầm lẫn với triệu chứng của các bệnh khác, chẳng hạn như đau đầu, các bệnh lý tai mũi họng, nội thần kinh,…

II. Nguyên nhân gây rối loạn khớp thái dương hàm

 

Nguyên nhân gây ra rối loạn khớp thái dương hàm rất đa dạng, có thể bao gồm:

  • Chấn thương: Va đập mạnh vào vùng hàm mặt, tai nạn giao thông, các chấn thương thể thao.
  • Viêm khớp: Các bệnh viêm khớp như viêm khớp dạng thấp hoặc thoái hóa khớp, nhiễm khuẩn khớp có thể ảnh hưởng đến khớp thái dương hàm.
  • Nghiến răng: Thói quen nghiến răng về đêm hoặc nghiến răng khi căng thẳng có thể gây mòn răng và tổn thương khớp thái dương hàm.
  • Rối loạn khớp cắn: Khi hàm trên và hàm dưới không khớp với nhau, sẽ gây áp lực lên khớp thái dương hàm.
  • Các yếu tố khác: Căng thẳng, lo âu, tư thế ngồi không đúng, há miệng quá to khi ăn hay ngáp. Ăn đồ dai, nhai kẹo cao su, các vấn đề về răng miệng khác cũng có thể tác động lên khớp thái dương hàm và gây viêm.

III. Triệu chứng nhận biết rối loạn khớp thái dương hàm

 

Các triệu chứng của rối loạn khớp thái dương hàm có thể khác nhau ở mỗi người, nhưng thường gặp nhất là:

  • Đau: Đau ở vùng thái dương, hàm, tai, cổ hoặc mặt ở gần mang tai.
  • Khó mở miệng: Khó khăn khi mở miệng rộng hoặc cảm giác miệng bị kẹt.
  • Tiếng kêu lục cục: Nghe thấy tiếng kêu lục cục hoặc tiếng lách tách khi mở hoặc đóng miệng.
  • Đau đầu: Đau đầu căng hoặc đau nửa đầu cảm thấy áp lực nặng ở vùng mắt.
  • Mệt mỏi: Cảm thấy mệt mỏi, khó tập trung.
  • Tai bị ù: Tai bị ù hoặc nghe kém.

IV. Rối loạn khớp thái dương hàm có nguy hiểm không?

Rối loạn khớp thái dương hàm thường không gây nguy hiểm đến tính mạng. Nhưng nếu không được điều trị kịp thời có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Các triệu chứng của bệnh có thể trở nên nghiêm trọng hơn và gây ra các biến chứng khác.

V. Cách điều trị rối loạn khớp thái dương hàm

 

Đây là một tình trạng phổ biến, gây ra nhiều khó chịu cho người bệnh. Việc điều trị phụ thuộc vào nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của từng trường hợp. Dưới đây là các phương pháp điều trị khớp thái dương hàm phổ biến được áp dụng:

1. Điều trị bảo tồn:

  • Vật lý trị liệu: Bao gồm chườm ấm, xoa bóp cơ hàm. Tập các bài tập hàm nhẹ nhàng để giảm đau và tăng cường chức năng khớp.
  • Điều chỉnh chế độ ăn: Ưu tiên thực phẩm mềm, dễ nhai. Tránh thức ăn cứng, dai để giảm áp lực lên khớp thái dương hàm.
  • Thuốc giảm đau: Bác sĩ có thể kê đơn các loại thuốc như acetaminophen, NSAID (ví dụ: ibuprofen, naproxen) để giảm đau, viêm. Trong một số trường hợp, có thể sử dụng corticosteroid hoặc thuốc giãn cơ.
  • Máng nhai: Đây là một dụng cụ nha khoa được thiết kế riêng cho từng bệnh nhân để giảm đau. Bảo vệ khớp thái dương hàm và cải thiện khớp cắn.
  • Chỉnh nha: Nếu nguyên nhân là do sai lệch khớp cắn. Chỉnh nha là một giải pháp hiệu quả để điều chỉnh vị trí răng và khớp cắn, từ đó giảm áp lực lên khớp thái dương hàm.

2. Điều trị bằng phương pháp phẫu thuật hàm:

  • Trong trường hợp các phương pháp điều trị bảo tồn không mang lại hiệu quả, phẫu thuật có thể được xem xét. Tuy nhiên, phẫu thuật khớp thái dương hàm là một thủ thuật phức tạp và chỉ được chỉ định khi thật cần thiết.

*Việc điều trị cần được thực hiện dưới sự hướng dẫn của nha sĩ, bác sĩ chuyên khoa.

  • Tìm kiếm sự tư vấn của nha sĩ: Việc điều trị khớp thái dương hàm cần được thực hiện dưới sự hướng dẫn của nha sĩ chuyên khoa.
  • Tuân thủ phác đồ điều trị: Bệnh nhân cần tuân thủ chặt chẽ phác đồ điều trị do nha sĩ đưa ra để đạt được hiệu quả tốt nhất.
  • Thực hiện các bài tập vật lý trị liệu: Các bài tập vật lý trị liệu sẽ giúp tăng cường cơ hàm. Cải thiện chức năng khớp thái dương hàm và giảm đau.

*Để đảm bảo đem lại hiệu quả cho việc điều trị :

  • Ưu tiên ăn các loại thực phẩm mềm, dễ nhai, dễ nuốt. Tốt nhất là nên cắt nhỏ thức ăn để giảm áp lực lên cơ hàm, tránh há miệng khá to.
  • Không nhai đá, nhai vật cứng, nên tập thói quen nhai đều cả hai bên.
  • Không nên há miệng quá rộng khi ngáp.
  • Chủ động thả lỏng cơ quai hàm.
  • Từ bỏ thói quen nghiến răng khi ngủ.
  • Thường xuyên massage, chườm ấm vùng hàm để cơ thái dương được thư giãn. Thực hiện các bài tập giảm đau khớp thái dương hàm đơn giản.

Rối loạn khớp thái dương hàm là một tình trạng phổ biến và có thể được điều trị hiệu quả. Nếu bạn đang gặp phải các triệu chứng của bệnh, hãy đến nha sĩ để được khám và tư vấn.

 

????? ?? – ??? ???̛?̛?? ??̀?? ??̉? ???̂̉? ??̣?? ??̣ ???̂́? ??̛?̛̣?? ???̂́? ??? ????

▫ CN Hà Nội: 176 – 178 Hoàng Ngân, Trung Hoà, Cầu Giấy.
☎️ Hotline: 08 3389 8383
▫ CN TP.HCM: Villa 30 đường D1 Saigon Pearl, 90 Nguyễn Hữu Cảnh, Phường 22, Quận Bình Thạnh.
☎️ Hotline: 08 9998 6363