- TÌNH TRẠNG CÓ THỂ GẶP SAU KHI MÀI VÀ LẮP RĂNG TẠM
– Sau khi mài xong khách hàng sẽ cảm thấy hơi cứng miệng do tác dụng của thuốc tê chưa hết. Khách hàng nên xoa đều miệng, hoạt động môi miệng nhiều hơn để tan thuốc tê. Sau mài 2 tiếng thuốc tê tan hết thì sẽ đỡ hơn và có thể ăn uống như bình thường.
– Khách hàng sẽ cảm thấy hơi đắng miệng trong lúc tan tê, điều này là hoàn toàn bình thường và không gây ảnh hưởng tới sức khỏe. Để giảm cảm giác đắng miệng khách hàng có thể ngậm kẹo ngọt.
– Sau khi mài viền lợi của khách hàng sẽ hơi bị đỏ và có thể rướm máu (rất ít) do đặt chỉ bảo vệ chân lợi lúc lấy dấu răng. Hiện tượng này hoàn toàn bình thường và sẽ hết sau 1 – 2 ngày.
– Công nghệ răng sứ thẩm mỹ tại Smile Up không mài nhiều nhưng dù sao vẫn có sự sang chấn, khách hàng có thể thấy tình trạng hơi ê ê răng. Nếu bị ê răng hoặc đau nhẹ, khách hàng có thể sử dụng thuốc giảm đau mà Smile Up đưa kèm.
– Do tiêm tê nóng nên khách hàng có thể xuất hiện tình trạng nhiệt miệng. Khách hàng có thể ra hiệu thuốc mua thuốc uống hoặc thuốc bôi loại nhiệt miệng thông thường để sử dụng.
* Đối với khách hàng sử dụng dịch vụ dán sứ Veneer: Mài Veneer rất mỏng nên răng tạm cũng mỏng, và theo chỉ định răng tạm không được đặt sâu dưới lợi (để bảo vệ đường viền lợi) nên răng tạm dễ rơi. Nếu răng tạm rơi ảnh hưởng tới thẩm mỹ và ăn nhai thì khách hàng quay lại Smile Up để bác sĩ làm lại răng tạm mới.
- CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG
– Do răng tạm là nhựa nha khoa nhám dễ bám màu nên khách hàng cần tránh ăn uống các món chứa màu: cà phê, nghệ, dầu điều, xì dầu, cà ri, rượu vang…
– Kiêng dùng các món có vị chua gây ê buốt.
– Tránh ăn đồ quá nóng hoặc quá lạnh, đồ quá cứng. Nên ăn đồ ăn mềm và ấm.
– Ăn nhiều trái cây và những đồ có tính thanh nhiệt, kiêng đồ gây nóng trong người.
- CHẾ ĐỘ CHĂM SÓC VỆ SINH RĂNG MIỆNG
– Khách hàng vệ sinh răng miệng như bình thường. Lưu ý chải răng nhẹ nhàng bằng bàn chải mềm.
– Khách hàng có thể súc miệng như bình thường bằng nước súc miệng nha khoa mà không cần kiêng.
– Khách hàng nên sử dụng máy tăm nước hoặc đánh răng sau khi ăn, tuyệt đối không sử dụng tăm.
“GẮN RĂNG TẠM”
- TUÂN THỦ LỊCH HẸN CỦA BÁC SĨ
– Nếu có dấu hiệu bất thường hãy gọi điện thoại cho chuyên viên tư vấn hoặc Nhân viên CSKH và đến phòng khám để kiểm tra lại.
– Trở lại tháo răng tạm theo lịch hẹn của bác sĩ. (Không nên để răng tạm quá 1 tuần)
Tuyệt đối không để răng tạm quá lâu gây mất vệ sinh dẫn tới viêm nướu.
NẾU CÓ NHỮNG DẤU HIỆU, TRIỆU CHỨNG BẤT THƯỜNG GÂY KHÓ CHỊU, QUÝ KHÁCH HÀNG CẦN LIÊN HỆ VỚI PHÒNG KHÁM HOẶC QUAY TRỞ LẠI GẶP BÁC SĨ.
????? ?? – ??? ???̛?̛?? ??̀?? ??̉? ???̂̉? ??̣?? ??̣ ???̂́? ??̛?̛̣?? ???̂́? ??? ????