NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý KHI NIỀNG RĂNG

NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý KHI NIỀNG RĂNG

Mục lục

NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý KHI NIỀNG RĂNG
I. Cách hạn chế tình trạng đau nhức sau khi gắn mắc cài

Khi mới gắn mắc cài thì môi, má, lưỡi sẽ chưa quen nên bạn sẽ cảm thấy vướng víu hoặc gây xước, ngoài ra dây cung khi buộc vào mắc cài làm răng di chuyển cũng có thể khiến răng bị ê buốt. Nếu bị đau quá, các bạn nên áp dụng các cách giảm đau nhanh chóng hiệu quả:

  1. Dùng sáp chỉnh nha

Việc bị cọ xát mắc cài vào miệng là không thể tránh khỏi, lúc này bạn nên sử dụng sáp chỉnh nha để bọc lại các phần có thể gây tổn thương. Sáp chỉnh nha sẽ giúp giảm tình trạng cọ xát tạm thời.

Trường hợp gắn mắc cài đã lâu mà vẫn bị như vậy thì bạn gọi ngay cho Smileup để được bác sĩ đưa ra chỉ định kịp thời

  1. Súc miệng bằng nước muối

Trong một số trường hợp, bạn bị các vết loét, nhiệt trên má, lợi do bị cọ xát với mắc cài thì nên súc miệng bằng nước muối mua ở hiệu giúp diệt khuẩn để nhanh lành thương

  1. Ăn thức ăn mềm, không cứng, không dai

Sau khi gắn niềng, răng của bạn được siết chặt hơn dẫn đến cảm giác ê và đau. Bác sĩ khuyến cáo bạn nên sử dụng các đồ ăn mềm, nhai nhẹ nhàng nhằm giữ được mắc cài tốt và thoải mái hơn.

  1. Massage nướu răng của bạn

Massage nướu răng sẽ giúp làm dịu các vấn đề về răng lợi. Bạn có thể xoa nướu răng nhẹ nhàng giúp các mô được thư giãn và tăng lưu thông mạch máu hạn chế các cơn đau.

  1. Chườm lạnh

Trường hợp răng chen chúc nhiều thì sau khi mắc dây cung có thể bị đau hơn, lúc này bạn nên đặt túi chườm đá vào má tương ứng với vị trí gây đau. Hơi lạnh sẽ ngay lập tức làm dịu các cơn đau khó chịu.

 

II. Cách chăm sóc răng miệng sau gắn mắc cài

Các nghiên cứu đã chỉ ra khi bạn chăm sóc răng miệng đúng cách, chăm chỉ thì thời gian niềng răng sẽ nhanh và hạn chế được biến chứng. Quá trình niềng răng bạn phải đeo nhiều khí cụ trong miệng nên rất dễ bị viêm lợi, sâu răng, đốm mất khoáng. Vì vậy chăm sóc răng miệng tốt cực kỳ quan trọng cho sức khoẻ của hàm răng sau khi tháo.

  1. Chải răng đúng cách

Đánh răng giúp loại bỏ các mảng bám dính trên bề mặt của răng, bảo vệ răng luôn chắc khỏe.

Cách đánh răng: Cắn chặt hai hàm và dùng bàn chải đánh xoay tròn từ trên xuống dưới, thời gian đánh răng khi niềng là từ 3-5 phút.

Thứ tự chải răng từ mặt ngoài, rồi mặt trong, tiếp đến bạn làm sạch mặt nhai và mặt lưỡi của răng. Với mặt nhai, bạn chỉ cần đặt bàn chải thẳng, thực hiện động tác chải răng khoảng 10 lần là được. Nhưng với mặt lưỡi thì phải làm chậm rãi hơn nhằm tránh band, bottom, habit mà bác sĩ đã gắn… đặt bàn chải nghiêng, chải răng theo hai chiều dọc và chiều ngang để làm sạch răng miệng hiệu quả.

  1. Dùng nước súc miệng

Súc miệng bằng các dung dịch nước súc miệng để loại trừ vi khuẩn, giúp hơi thở thơm mát hơn. Bạn cũng cần lưu ý, không nên sử dụng các nước súc miệng diệt khuẩn mạnh vì sẽ tạo điều kiện phát triển cho nấm.

  1. Dùng chỉ nha khoa

Sau khi gắn mắc cài, bạn nên dùng chỉ nha khoa để lấy sạch thức ăn còn sót lại ở kẽ răng. Đặc biệt là vị trí gắn band của răng rất dễ bị mắc thức ăn. Nếu không dùng chỉ tơ lấy thức ăn giắt thì chỉ sau 3 ngày là sẽ có dấu hiệu viêm lợi gây đau, ngứa, chảy máu và mưng mủ rất khó chịu.

  1. Sử dụng bàn chải kẽ:

Để có thể loại bỏ các mảng bám và thức ăn dư thừa dính vào kẽ răng cũng như các mắc cài, bạn có thể dùng đến bàn chải kẽ. Với thiết kế mềm mại và nhỏ gọn, lông bàn chải kẽ có thể làm sạch các mảng bám ở các răng mà bàn chải thường không làm được.

 

III. Chế độ ăn uống sau khi niềng răng

– Trong tuần đầu tiên để tránh bung mắc cài và giảm tình trạng đau nhức, ê buốt bạn nên sử dụng các món ăn mềm như cháo, sữa, soup, đồ luộc…

Sau 1 tuần, nếu không thấy đau nhức khi ăn nữa thì việc ăn uống của bạn sẽ thoải mái hơn. Tuy nhiên, để đảm bảo quá trình niềng răng thuận lợi, bạn cần lưu ý:

– Tránh ăn thức ăn cứng, dai: Để tránh nguy cơ bong mắc cài. Đồ cứng như chân gà, sụn sườn, kẹo cứng… hay đồ dai như dạ dày, mực, bánh dày, kẹo mè xửng, kẹo cao su… nên tránh.

– Đối với hoa quả: Nên ép lấy nước uống, xay sinh tố hoặc cắt nhỏ.

– Hạn chế thức ăn có nhiều đường vì đường có thể dính lại trên răng và gây ra những bệnh lý về răng miệng đặc biệt là sâu răng.

 

IV. Bong mắc cài phải làm sao?

Chế độ chăm sóc, chải răng không đúng cách, sử dụng thực phẩm quá cứng, dai hoặc nóng lạnh thất thường hoặc lựa chọn mắc cài kém chất lượng là những nguyên nhân dẫn tới tình trạng bong mắc cài.

  • Khi phát hiện mắc cài bị bong, tuyệt đối không dùng tay đế đụng chạm vào. Điều này có thể làm vi khuẩn bên ngoài lây lan vào khoang miệng. Nên dùng 1 cây nhíp đã khử trùng để chỉnh lại mắc cài.
  • Nhanh trí dùng sáp nha khoa để bôi lên vị trí bong mắc cài. Điều này sẽ làm giảm ma sát lên mô mềm trong miệng nếu mắc cài cạ vào
  • Trường hợp mắc cài đã rớt hẳn ra ngoài, hãy cất gọn vào 1 chiếc khăn hoặc một cái hộp nhỏ và mang đến nha khoa
  • Và quan trong nhất bạn cần gọi ngay cho Smileup để được bác sĩ đưa ra những chỉ định kịp.

 

NẾU CÓ NHỮNG DẤU HIỆU, TRIỆU CHỨNG BẤT THƯỜNG GÂY KHÓ CHỊU, QUÝ KHÁCH HÀNG CẦN LIÊN HỆ VỚI PHÒNG KHÁM HOẶC QUAY TRỞ LẠI GẶP BÁC SĨ.

????? ?? – ??? ???̛?̛?? ??̀?? ??̉? ???̂̉? ??̣?? ??̣ ???̂́? ??̛?̛̣?? ???̂́? ??? ????

▫ CN Hà Nội: 176 – 178 Hoàng Ngân, Trung Hoà, Cầu Giấy.
☎️ Hotline: 08 3389 8383
▫ CN TP.HCM: Villa 30 đường D1 Saigon Pearl, 90 Nguyễn Hữu Cảnh, Phường 22, Quận Bình Thạnh.
☎️ Hotline: 08 9998 6363